Phóng thích Karla Homolka

Một tin đồn cho biết rằng Homolka sẽ định cư tại Alberta đã gây náo động cho cư dân ở vùng đó[40]. Báo Maclean’s đã cân nhắc những tình huống có thể xảy ra: "Phỏng đoán có khả năng xảy ra nhất là Homolka sẽ ở lại Quebec, nơi mà sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa sẽ ngăn chặn phần nào sự phủ sóng của truyền thông về sự việc của cô ta, và cô ta sẽ khó bị nhận diện hơn. Một tin đồn khác cho rằng cô sẽ ra nước ngoài và làm lại cuộc đời ở một đất nước mà vụ án không được đưa tin. Hoặc có thể cô sẽ lẻn vào Hoa Kỳ bằng cách dùng một danh tính giả, sau đó sẽ sống cả cuộc đời mình dưới cái tên giả đó."[40]

Michael Bryant, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ontario, đã đấu tranh để đưa Homolka vào chương trình nghị sự tại cuộc họp của các bộ trưởng tư pháp Canada. "Ông muốn Chính phủ liên bang phải mở rộng sự phân loại các tội phạm nguy hiểm để giảm thiểu những trường hợp lách luật."[42] "Biết sử dụng song ngữ và có bằng cử nhân tâm lý học từ đại học Queen, Homolka có thể sẽ chọn một cuộc sống yên tĩnh ở Quebec, nơi tội ác của cô không được biết đến rộng rãi như ở các tỉnh nói tiếng Anh của Canada," đài CTV đưa tin vào năm 2005[43].

Vào ngày 2/6/2005, "Hoàng quyền Ontario sẽ yêu cầu một thẩm phán tại Quebec áp đặt các yêu cầu theo mục 810 của bộ luật Hình sự về việc thả tự do Homolka."[43] "Gia đình của French và Mahaffy mong muốn Homolka phải bị hạn chế chặt chẽ hơn nữa, trong đó có yêu cầu về việc sử dụng vòng giám sát điện tử và đánh giá tâm lý hàng năm," CTV cho biết. Những điều kiện này không được cho phép theo như mục 810 bởi nó đã vượt quá ranh giới của việc phòng ngừa đơn thuần và trở thành biện pháp trừng phạt, nhưng "đó là tại sao mà [luật sư Tim Dawson tại Toronto, thay mặt họ] tin rằng các gia đình muốn Chính phủ phải sửa đổi điều mục trên."[43]

Một phiên điều trần đã diễn ra trong hai ngày, được chủ trì bởi thẩm phán Jean R. Beaulieu vào tháng Sáu năm 2005. Ông tin rằng, Homolka, người sẽ được thả vào ngày 4/7/2005, vẫn sẽ là một mối đe dọa đối với phần lớn xã hội. Kết quả là, theo mục 810.2 của bộ luật Hình sự, Homolka đã phải chấp nhận một số những hạn chế sau như một điều kiện của việc được trả tự do:

  1. Cô phải báo cáo với cảnh sát địa chỉ nhà, nơi làm việc và người cô sống cùng.
  2. Cô phải thông báo với cảnh sát ngay khi một trong những thông tin trên thay đổi.
  3. Tương tự như trên, cô phải thông báo với cảnh sát khi thay đổi họ tên của mình.
  4. Nếu cô có dự định ra khỏi nhà của mình nhiều hơn 48 tiếng, cô phải báo với cảnh sát 72 tiếng trước đó.
  5. Cô không được phép liên lạc với Paul Bernardo, gia đình của các nạn nhân Leslie Mahaffy, Kristen French và Jane Doe, hay bất cứ tội phạm bạo lực nào khác.
  6. Cô bị cấm ở cùng với người dưới 16 tuổi.
  7. Cô bị cấm sử dụng các loại thuốc khác trừ những loại thuốc được kê đơn.
  8. Cô phải tiếp tục các liệu pháp điều trị và tư vấn tâm lý.
  9. Cô phải cung cấp cho cảnh sát mẫu DNA của mình.[6][44]

Cô sẽ bị phạt tối đa hai năm tù nếu như vi phạm những yêu cầu trên. Trong khi điều này giúp trấn an dư luận rằng Homolka sẽ khó mà tái phạm, tòa án cảm thấy rằng cô cũng sẽ gặp bất lợi trong chuyện này, bởi sự thù ghét của công chúng và sự nổi tiếng của cô sẽ có thể khiến cô gặp nguy hiểm khi được thả tự do.[45]

Vào ngày 10/6/2005, Thượng nghị sĩ Michel Biron tuyên bố rằng các điều kiện áp đặt lên Homolka quá "độc đoán", theo như một cuộc phỏng vấn với CTV Newsnet[46]. Hai tuần sau, ông đã xin lỗi về phát ngôn này[47].

Homolka sau đó đã yêu cầu Tòa án Cấp cao Quebec ban hành một lệnh cấm đối với giới truyền thông về việc đưa tin về cô sau khi được thả tự do.

Trong khoảng thời gian ở Viện Joliette, Homolka đã phải nhận nhiều lời đe dọa đến tính mạng. Sau đó, cô được chuyển đến nhà tù Ste-Anne-des-Plaines ở phía Bắc Montreal.

Vào ngày 4/7/2005, Homolka được trả tự do từ nhà tù Ste-Anne-des-Plaines. Cô đã đồng ý thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên của mình với đài truyền hình Radio-Canada, và nói hoàn toàn bằng tiếng Pháp[48]. Homolka nói với người phỏng vấn Joyce Napier rằng cô chọn Radio-Canada vì cô thấy rằng ở đây sẽ bớt làm giật gân câu chuyện hơn giới truyền thông sử dụng tiếng Anh. Tương tự, cô cảm thấy rằng sống ở Quebec với cô thoải mái hơn Ontario. Cô cũng xác nhận rằng mình sẽ sống ở tỉnh đó, nhưng từ chối cung cấp địa điểm chính xác. Homolka chia sẻ rằng cô đã trả nợ với xã hội về phương diện pháp lý, nhưng chưa làm điều đó về mặt cảm xúc hay xã hội. Cô từ chối trả lời về những cáo buộc xung quanh mối quan hệ của mình với Jean-Paul Gerbet, một tội phạm giết người bị kết án chung thân và hiện đang bị giam tại Ste-Anne-des-Plaines. Trong suốt cuộc phỏng vấn, cố vấn pháp luật của Homolka là Sylvie Bordelais đã ngồi cạnh cô, nhưng Sylvie không nói gì cả[48]. Mẹ của Homolka cũng được xuất hiện một cách gián tiếp, và được cô bày tỏ sự biết ơn của mình[48].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Karla Homolka http://cnews.canoe.ca/CNEWS/Canada/2007/02/08/3558... http://cnews.canoe.ca/CNEWS/Canada/2012/06/21/1990... http://web02.nm.cbc.ca/canada/story/2005/12/07/hom... http://www.cbc.ca/arts/story/2005/07/25/homolkafil... http://www.cbc.ca/canada/story/2004/12/16/homolka-... http://www.cbc.ca/news/canada/homolka-at-low-risk-... http://www.cbc.ca/news/canada/homolka-loses-bid-to... http://www.cbc.ca/news/canada/i-think-it-s-time-i-... http://www.cbc.ca/news/canada/karla-leaves-unanswe... http://www.cbc.ca/news/canada/key-events-in-the-be...